Những người mắc bệnh gan thường có chỉ số bilirubin cao hơn so với người bình thường. Vậy bilirubin là gì? Khi nào nên đi xét nghiệm bilirubin? Ý nghĩa của việc xét nghiệm này là gì? Các câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
Bạn có thể quan tâm:
Bilirubin là gì? Bilirubin toàn phần là gì?
Bilirubin là một sắc tố có màu vàng hồng, hình thành từ sự thoái hóa giáng của heme trong tế bào hồng cầu, hay đây là chất thải của hồng cầu trong máu đi qua gan, ra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Cũng vì sắc tố vàng hồng này mà những người mắc bệnh về gan thì da ngả sang vàng. Để kiểm tra lượng bilirubin có cao hay không, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm bilirubin toàn phần và từ đó có những chẩn đoán chính xác.
Xét nghiệm bilirubin là gì? Ý nghĩa của việc xét nghiệm bilirubin
Các xét nghiệm bilirubin đã được thực hiện từ lâu trong Y học nhằm phát hiện những dấu hiệu không khỏe ở gan và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân. Thêm vào đó, đối với mỗi đối tượng, việc xét nghiệm bilirubin còn đóng vai trò như sau.

Bilirubin có liên quan đến các bệnh về gan, xét nghiệm bilirubin sẽ giúp bác sĩ có những chẩn đoán chính xác
Ý nghĩa của xét nghiệm bilirubin trong máu:
-
Đánh giá tình trạng, mức độ của các bệnh lý về gan.
-
Theo dõi bệnh nhân khi điều trị bằng thuốc kháng lao.
-
Thăm dò trường hợp tắc mật.
Cụ thể với từng đối tượng như sau:
Đối với trẻ sơ sinh
Nồng độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh không ổn định sẽ gây chậm phát triển về thể lực lẫn trí tuệ của bé. Do vậy, các xét nghiệm bilirubin ở trẻ nhỏ nên được tiến hành sớm để phát hiện và có kế hoạch chữa trị kịp thời. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nếu gặp phải biểu hiện vàng da trong 24 giờ đầu, kéo dài trên 7 ngày, trên 14 ngày với trẻ thiếu tháng cũng cần được thực hiện xét nghiệm bilirubin.
Người lớn, trẻ thanh thiếu niên
Đối với người lớn và trẻ thanh thiếu niên, các xét nghiệm bilirubin toàn phần giúp chẩn đoán các bệnh sau:
-
Các bệnh liên quan đến gan, mật như viêm gan, ung thư gan, sỏi mật, viêm túi mật, ung thư tuyến tụy,...
-
Hội chứng Gilbert, căn bệnh liên quan tới việc gan xử lý bilirubin.
-
Các bệnh về hồng cầu như hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu tán huyết khác, các vấn đề về máu.
Các hình thức xét nghiệm bilirubin
Có 3 hình thức xét nghiệm bilirubin đó là:
-
Xét nghiệm bilirubin máu: Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong y học ngày nay. Phương pháp này nhằm đánh giá nồng độ bilirubin trong máu của bệnh nhân.
-
Xét nghiệm bilirubin niệu: Người bình thường không có bilirubin trong nước tiểu/phân. Nếu chỉ số bilirubin bất thường, chúng sẽ được thải qua phân/nước tiểu. Do vậy, các xét nghiệm bilirubin niệu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có gặp vấn đề về bilirubin tăng cao hay không.
-
Xét nghiệm bilirubin trong dịch ối: Xét nghiệm bilirubin trong dịch ối chỉ áp dụng đối với phụ nữ mang thai. Các bác sĩ xét nghiệm bilirubin trong dịch ối của người mẹ để biết đứa bé có phát triển bình thường hay không.

Có bao nhiêu hình thức xét nghiệm bilirubin?
Giá trị bilirubin như thế nào là bình thường?
-
Bilirubin toàn phần: Đây là tổng của bilirubin trực tiếp và gián tiếp.
-
Đối với trẻ sơ sinh: < 10 mg/dL hoặc < 171 μmol/L.
-
Đối với trẻ trên 1 tháng tuổi: 0,3 – 1,2 mg/dL hoặc 5,1 – 20,5 μmol/L.
-
Đối với người trưởng thành: 0,2 – 1,0 mg/dL hoặc 3,4 – 17,1 μmol/L.
-
Bilirubin trực tiếp: 0,0 - 0,4 mg/dL hoặc 0 - 7 mol/L.
-
Bilirubin gián tiếp: 0,1 - 1,0 mg/dL hay 1 - 17 mol/L.
-
Tỷ lệ bilirubin trực tiếp/bilirubin toàn phần: Thông thường sẽ ở mức < 20%.
Khi nào cần xét nghiệm bilirubin toàn phần?
Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm bilirubin toàn phần trong những trường hợp sau:
-
Người có triệu chứng vàng da đột ngột mà chưa rõ nguyên nhân.
-
Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...
-
Bệnh nhân viêm gan, xơ gan, tiếp xúc virus viêm gan B, C.
-
Người bị ngộ độc, nhiễm độc và các chất nguy hiểm.
-
Nước tiểu vàng đậm bất thường.
-
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, bụng chướng to,…
-
Và một số trường hợp cần thiết khác theo chỉ định của bác sĩ.
Quy trình xét nghiệm bilirubin trong máu
Việc xét nghiệm bilirubin trong máu thông thường trải qua các bước sau:
-
Bước 1: Lấy máu tĩnh mạch ngoại vi từ bệnh nhân cần xét nghiệm.
-
Bước 2: Lưu trữ máu trong ống nghiệm vô trùng.
-
Bước 3: Tiến hành phân tích hàm lượng bilirubin có trong máu.
-
Bước 4: Trả kết quả cho bệnh nhân. Nếu kết quả rơi vào các giá trị bên trên thì hoàn toàn bình thường. Nếu kết quả chỉ ra chỉ số bilirubin trực tiếp > 0,0 - 0,3 mg/dL hay chỉ số bilirubin toàn phần > 0,3 - 1,9 mg/dL là bất thường.
Lưu ý: Chỉ số có thể dao động tùy vào giới tính, độ tuổi, chế độ ăn uống, luyện tập, quá trình sử dụng các loại thuốc.

Xét nghiệm bilirubin trải qua nhiều bước
Vậy là PHÚ THÁI đã cung cấp đến bạn những thông tin về bilirubin là gì, xét nghiệm bilirubin như thế nào và ý nghĩa của việc xét nghiệm bilirubin đối với sức khỏe. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị phòng khám, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc! Các thiết bị chính hãng, nhập khẩu chính ngạch, đầy đủ giấy tờ pháp lý (CO, CQ, PL, TKHQ,…).