Trang chủ » Tin tức »Vi khuẩn kỵ khí là gì? Phân loại và các ảnh hưởng đến sức khỏe »

Vi khuẩn kỵ khí là gì? Phân loại và các ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngày đăng: 31/10/2022 12:11 1229 lượt xem 0 comments
Vi khuẩn kỵ khí là một thành phần quan trọng của hệ vi khuẩn bình thường.

Vi khuẩn kỵ khí là một thành phần của hệ thống vi khuẩn chí trong cơ thể người. Loại vi khuẩn này sống môi trường không có khí oxy và không cần oxy cung cấp cho quá trình sinh trưởng. Một số loại vi khuẩn kỵ khí mà con người thường gặp là: trực khuẩn kỵ khí gram âm, trực khuẩn kỵ khí gram dương, cầu khuẩn kỵ khí gram âm và cầu khuẩn kỵ khí gram dương.

Vi khuẩn kỵ khí là gì?

Vi khuẩn kỵ khí (anaerobic bacteria) là một thành phần quan trọng của hệ vi khuẩn bình thường, có mặt ở khắp nơi trong cơ thể người, đặc biệt tập trung nhiều ở khoang miệng, ống tiêu hóa và đại tràng.

Đặc trưng của vi sinh vật kỵ khí là chúng sống ở môi trường không có oxy. Nếu có sự xuất hiện của khí oxy, vi khuẩn yếm khí sẽ bị bất hoạt hoặc chết. Mỗi loại vi khuẩn kỵ khí sẽ có khả năng chịu đựng oxy khác nhau. Một số loại có khả năng chịu đựng oxy ở nồng độ 8%, nhưng có loại chỉ tồn tại trong môi trường oxy < 8%.
 

Vi khuẩn yếm khí sống trong môi trường không có oxy

Vi khuẩn yếm khí sống trong môi trường không có oxy

Phân loại vi khuẩn kỵ khí

Những nhà khoa học đã tìm thấy hàng trăm loại vi khuẩn kỵ khí xuất hiện trong bệnh phẩm của con người. Một số loại vi khuẩn kỵ khí thường gặp nhất là:

Trực khuẩn kỵ khí gram âm

  • Bacteroides: Đây là loại cư trú ở ống tiêu hóa dưới, thường là ở đại tràng. Ngoài ra, nó còn sinh sống ở âm đạo, hầu họng và miệng. Loại này thường xuất hiện trong những nhiễm trùng hỗn hợp ở khung chậu, ổ bụng,... thậm chí chúng có thể gây nhiễm khuẩn máu. Bình thường, trong 1g phân người có khoảng 1011 Bacteroides. Nếu số lượng này trong phân tăng lên thì có thể cơ thể đang bị nhiễm trùng vi khuẩn Bacteroides.
  • Prevotella: Loại vi khuẩn này thường trú ở miệng, đường hô hấp trên, đường sinh dục,... Chúng gây ra những nhiễm trùng ở khung chậu, đường hô hấp trên, áp xe vòi trứng, não và phổi.
  • Fusobacterium: Loại vi khuẩn này thường gặp trong ruột và khoang miệng. Chúng gây ra những nhiễm trùng hỗn hợp ở niêm dịch và niêm mạc.
  • Mobiluncus: Đây là loại vi khuẩn bắt màu gram đa dạng nhưng thường gặp vẫn là gram âm. Chúng di động, có hình cong lưỡi liềm và hơi nhọn 2 đầu. Loại vi khuẩn này chủ yếu cư trú ở âm đạo và thường gây ra nhiễm trùng âm đạo.

Có thể bạn quan tâm:

Trực khuẩn kỵ khí gram dương

  • Actinomyces: Gồm nhiều loại vi khuẩn kỵ khí và thường cư trú ở răng, hàm, mặt, hầu họng và âm đạo. Chúng gây ra những nhiễm trùng ở mặt, cổ, đặc biệt là sau khi nhổ răng hoặc bị chấn thương nào đó. Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này có thể xuất hiện trong nhiễm trùng đường tiêu hóa do nuốt hoặc hít phải chất dịch từ niêm mạc xuống.
  • Lactobacillus: Là những vi khuẩn chủ yếu trú tại vùng âm đạo. Chúng sản sinh ra những acid lactic để duy trì độ pH thấp ở âm đạo, tạo ra môi trường sống không phù hợp đối với các loại vi khuẩn gây bệnh khác. Nhóm vi khuẩn này rất hiếm khi gây bệnh.

Hình ảnh minh họa vi khuẩn yếm khí Lactobacillus

Hình ảnh minh họa vi khuẩn yếm khí Lactobacillus 

  • Propionibacterium: Là loại vi khuẩn cư trú nhiều ở trên da. Chúng gây bệnh khi xâm nhập sâu xuống dưới da trong những ca phẫu thuật tạo hình hoặc trường hợp viêm tắc tuyến bã. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình trạng mụn trứng cá và viêm nội tâm mạc.
  • Clostridium: Là các vi khuẩn gây bệnh vì chúng có ngoại độc tố mạnh. Trong Clostridium, có 4 loại vi khuẩn kỵ khí gây bệnh thường gặp là:
    • Clostridium tetani là tác nhân gây ra bệnh uốn ván. Những bào tử của chúng có ở khắp mọi nơi, xâm nhập cơ thể qua các vết thương, phát triển và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố tetanus sẽ lan dọc theo dây thần kinh hướng tâm về hệ thần kinh trung ương. Ở hệ thần kinh trung ương, độc tố sẽ ức chế dẫn truyền thần kinh, dẫn đến tình trạng co thắt cơ. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tử vong do co thắt cơ hô hấp.
    • Clostridium botulinum: Là tác nhân chính gây bệnh ngộ độc thịt (botulism). Bào tử của chúng được phân bố ở ngoài môi trường. Nếu không được xử lý kỹ, những loại thực phẩm đóng hộp sẽ còn sót lại bào tử của chúng, đặc biệt là thịt hộp. Độc tố của loại vi khuẩn kỵ khí này rất mạnh. Sau khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, độc tố thấm nhanh qua niêm mạc ruột, đến hệ thần kinh ngoại vi và có thể gây tê liệt toàn thân. Loại vi khuẩn này gây ra tỷ lệ tử vong rất cao.
    • Clostridium perfringens: Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp môi trường, gây bệnh hoại thư sinh hơi. Từ vết thương bị nhiễm trùng, vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố hoại thư. Những tế bào bị hoại thư sinh ra nhiều khí H2 và CO2 trong mô, dưới da. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
    • Clostridium difficile chủ yếu sống trong đại tràng của con người. Trong điều kiện thích hợp, chúng sẽ tăng nhanh về số lượng và tiết ra độc tố tế bào cùng enterotoxin. Triệu chứng ban đầu khi bị nhiễm loại vi khuẩn kỵ khí này là ỉa chảy, những tế bào viêm bị hoại tử từng mảng, kết hợp với fibrin hình thành lớp màng giả trong lòng đại tràng. Tình trạng này sẽ gây ra bệnh viêm đại tràng chảy máu có màng giả.

Cầu khuẩn kỵ khí gram âm

Những loại thuộc giống Veillonella thường gặp nhất và được tìm thấy trong các nhiễm trùng hỗn hợp. Những nhiễm trùng do loại vi khuẩn này gây ra thường được tìm thấy trong áp xe vùng tiểu khung, bụng và răng, hàm, mặt.

Cầu khuẩn kỵ khí gram dương

Cầu khuẩn kỵ khí gram dương thường gặp là giống Peptostreptococcus, chủ yếu cư trú trên da và niêm mạc. Chúng là tác nhân gây ra những bệnh về nhiễm trùng như: nhiễm trùng não, phổi, u vú,...

Ảnh hưởng của vi khuẩn yếm khí đến sức khỏe

Vi khuẩn yếm khí gây ra bệnh đều thuộc hệ vi khuẩn chí của con người và phát triển trong điều kiện không có oxy. Vì vậy, vi khuẩn chỉ xâm nhập được khi có những điều kiện làm giảm áp lực oxy như: hoại tử, ứ trệ tuần hoàn, thiếu máu,... Những nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện ở các bệnh nhân sau phẫu thuật, người bị đái tháo đường, sỏi thận, đa chấn thương, ung thư gây chèn ép và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

Một số triệu chứng đặc trưng khi bị nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí là:

  • Mủ thối xuất hiện ở vùng áp xe, vết thương, có dấu hiệu của tình trạng hoại tử, thấy có hơi xuất hiện.
  • Nhiễm trùng sau khi bị thương do con vật cắn hoặc dẫm phải vật sắc nhọn.
  • Nhiễm trùng ở người bị viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết có vàng da,...
  • Bị tình trạng giả mạc.
  • Nhiễm trùng do ung thư có hoại tử.

Nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tùy vào loại vi khuẩn kỵ khí mắc phải, tính chất nhiễm trùng và những biến chứng sẽ khác nhau. Tình trạng nhiễm trùng kỵ khí điển hình là hình thành áp xe, tạo mủ, hoại tử mô rất khó để điều trị. Đôi khi, vi khuẩn kỵ khí có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch nhiễm khuẩn, sinh hơi hoặc cả hai. Một số loại vi khuẩn kỵ khí có thể sản xuất enzyme phá hủy mô, tiết ra những chất cực độc gây tê liệt thần kinh,... dẫn đến tử vong nhanh.
 

 Các nhiễm trùng do vi khuẩn yếm khí thường xuất hiện ở những bệnh nhân sau phẫu thuật

Các nhiễm trùng do vi khuẩn yếm khí thường xuất hiện ở những bệnh nhân sau phẫu thuật

Cách điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí

Trong hầu hết những trường hợp, nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ được điều trị bằng dẫn lưu, sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật. Những thuốc kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn kỵ khí thường được sử dụng là: Metronidazol và Clindamycin. Đối với những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Prevotella và Bacteroides, loại thuốc kháng sinh thường được dùng là Penicillin G.
Vi khuẩn kỵ khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và thường xuất hiện ở những bệnh nhân có bệnh lý hoặc sau phẫu thuật. Khi có triệu chứng nhiễm vi khuẩn kỵ khí, người bệnh cần nhanh chóng đến những trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu các phòng khám có nhu cầu mua những thiết bị y tế chữa bệnh, hãy liên hệ ngay CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHÚ THÁI để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!




Nguồn: Tác giả: tuananh
Lời của tác giả
img
Bạn nghĩ gì về bài viết này 0

Tin tức cùng loại

Tin tức luôn được cập nhật nhanh nhất, thông tin nóng hỏi nhất về thị trường và sản phẩm

Máy đo nhiệt độ là gì

Máy đo nhiệt độ là gì

  • 31/10/2022
  • Bài viết
  • 0 comments

Máy đo nhiệt độ là gì? Máy đo nhiệt độ  là thiết bị điện tử dử dụng cảm biến có khả năng cảm ứng bức xạ tia hồng ngoại từ các nguồn phát ra.  Xem thêm


Động cơ servo là gì? Ứng dụng servo motor trong thiết bị y khoa

Động cơ servo là gì? Ứng dụng servo motor trong thiết bị y khoa

Động cơ servo hay còn gọi là mô tơ servo là một loại động cơ máy móc bao gồm một phần cụ thể là mạch điều khiển, chiết áp, bánh răng truyền động,... Xem thêm


Đèn chiếu vàng da sơ sinh ở bé bao lâu thì khỏi? Cách điều trị

Đèn chiếu vàng da sơ sinh ở bé bao lâu thì khỏi? Cách điều trị

  • 22/06/2022
  • Bài viết
  • 0 comments

Đèn chiếu vàng da là phương pháp sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh, để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Cùng Phuthaimed theo dõi cách chiếu đèn dưới đây. Xem thêm


Công bố lưu hành và phân loại trang thiết bị y tế loại A, B,C, D

Công bố lưu hành và phân loại trang thiết bị y tế loại A, B,C, D

Phân loại trang thiết bị y tế là công việc bắt buộc và quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Việc phân loại được thực hiện bởi bên thứ 3 đủ điều kiện. Xem thêm